Đậu đũa là giống đậu thuộc phân họ đầu, kỹ thuật gieo trồng không phức tạp. Đậu đũa là cây dây leo hàng năm, được trồng để lấy trái làm thực phẩm. Đặc điểm của quả đậu đũa: dài 35 – 75cm. Đậu đũa ra quả khoảng 60 ngày sau khi gieo hạt, và thường gặp từng cặp quả đậu đũa trên cây.
Theo Đông y, đậu đũa có vị ngọt, mặn, không độc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Loại này cũng có tác dụng trị bụng trướng tiêu chảy, nôn mửa, đái tháo đường...
1. Chuẩn bị
- Thời vụ: Đậu đũa có thể trồng quanh năm: vụ Xuân Hè vào tháng 2 - 3 dl, vụ Hè Thu có thể gieo tháng 5 - 6 dl và vụ Thu Đông gieo tháng 8 - 9 dl, vụ đông xuân vào tháng 11 - 12 dương lịch.
- Dụng cụ trồng: chậu trồng hoặc thùng xốp. Nên lựa chọn chậu trồng có lỗ thoát nước tốt để tránh tình trạng cây ngập úng.
- Đất trồng: có thể dùng đất tribat để trồng nếu trồng ít. Đây là loại đất sạch, đã được xử lý và có nhiều dinh dưỡng cho cây phát triển. Nếu trồng với diện tích lớn, bà con nên chọn đất cao, thoát nước tốt, bón vôi cày ải và lên luống trước khi trồng.
2. Tiến hành trồng
- Gieo hạt: Bỏ đất vào chậu đã chuẩn bị sẵn, sau đó gieo theo hàng. Mùa nắng nên gieo với mật độ dày sẽ cho năng suất cao. Mùa mưa ít nắng, cây nên được gieo thưa để dễ chăm sóc và thu hái.
- Tưới nước: Duy trì độ ẩm cho đất bằng cách tưới nước cho cây. Vào mùa hè nên tưới 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Mùa đông nên tưới 1 lần vào chiều mát.
- Làm giàn: Khi cây có dây leo tiến hành làm giàn cho cây. Nên sử dụng giàn tre sẽ giúp leo tốt hơn.
- Phân bón: Chia thành nhiều đợt. Bón lần 1 khi cây hạt nảy mầm và phát triển thành cây con. Lần 2 sau 20 ngày kể từ lần 1, bón phân kết hợp với làm cỏ và đánh rảnh. Với đậu đũa, bà con có thể dụng phân hữu cơ và NPK để bón.
3. Phòng trừ sâu bênh
Đậu đũa thường bị các loại sâu ăn lá tấn công. Vệ sinh sạch sẽ đất, chậu trồng sẽ phòng trừ được sâu bệnh.
4. Thu hoạch
Đậu đũa cho thu hoạch 40 - 45 ngày. Khi thu hoạch, chúng ta nên dùng dao cắt hay dùng tay vặn nhẹ trái, không giật mạnh làm rụng nụ hoa các lứa sau.