Dưa chuột chùm là giống cao sản cực kỳ dễ trồng lại nhanh cho quả. Từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch chỉ 35 – 40 ngày. Bên cạnh đó, đây là giống cây siêu năng suất nên còn được gọi là dưa chuột siêu trái. Khác vời dưa chuột truyền thống từng trái riêng lẻ thì chúng ra qua thành từng chùm lớn, nhiều hoa và nhánh. Mỗi mắt dưa cho 6 – 10 quả. Một cây dưa chuột chùm trồng tại nhà có thể cho thu hoạch 25 kg quả/ đợt.Trọng lượng quả 90-100g, chiều dài quả 10-12cm, đường kính 3-3,5cm. Giống có thể trồng ngoài trời, nhà kính. Giống có vị giòn ngon, có thể chế biến nhiều món.
Dưa chuột chùm ưa khí hậu nhiệt đới nên hoàn toàn phù hợp với khí hậu Việt Nam, trồng được quanh năm và cho trái liên tục.
Quả dưa chuột chùm chứa rất nhiều dinh dưỡng như: vitamin A, B1, B2, B6, C, D, Canxi, Kali,... mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người sử dụng.
1. Chuẩn bị:
- Thời vụ: Trồng quanh năm, dưa chuột chùm là loại cây ưa nhiệt, nên chọn chỗ trồng có nhiều ánh sáng.
- Đất trồng: Bộ rễ của dưa chuột chùm yếu và sức hấp thụ của rễ kém nên cần trồng trong đất giàu dinh dưỡng, đất thịt pha cát, đất thịt nhẹ, tơi xốp và màu mỡ. Trước khi trồng nên trộn một ít phân hữu cơ hoặc phân vi sinh vào đất.
- Nhiệt độ: thích hợp để sinh trưởng ở môi trường từ 18-35 độ C.
2. Tiến hành trồng
- Ngâm hạt giống dưa chuột chùm trong nước ấm khoảng 2-3 tiếng, vớt ra ủ với khăn giấy ẩm, khi nào hạt nứt hanh nhú mầm trắng thì đem gieo tại các bầu đất hoặc khay ươm. Sau 5-7 ngày, hạt giống dưa sẽ nứt vỏ và nhú mầm.
3. Chăm sóc
- Tưới nước: Mùa nắng tưới 2 lần 1 ngày và sáng sớm và chiều tối. Tăng cường lượng nước tưới và diện tích tưới xung quanh gốc khi cây lớn, nhất là thời kì ra hoa trái rộ và cần thoát nước cho cây trong mùa mưa. Không tưới nước lên hoa và quả non để tránh đui hoa và rụng quả. Cây cần một lượng nước lớn để ra trái to và không bị đắng, tuy nhiên cây cũng không chịu được úng.
- Phân bón: Nhu cầu dinh dưỡng của dưa chuột chùm khá cao, hấp thụ mạnh nhất là kali, tiếp đến là đạm. Dưa chuột chùm mẫn cảm với chất dinh dưỡng trong đất và không chịu được nồng độ phân cao, vì vậy phân được bón thúc nhiều lần thay vì bón tập trung. Ở giai đoạn đầu của sự sinh trưởng dưa hấp thụ nhiều đạm hơn các chất khác, đến khi dưa phân nhánh và kết trái hấp thụ mạnh kali.
- Phòng trừ sâu bệnh: Dưa chuột chùm hay gặp các bệnh như: thán thư, đốm phấn, sương mai, khảm do vi khuẩn, chết héo cây con,… nên tới các cửa hàng thuốc trừ sâu nông nghiệp để được tư vấn và sử dụng đúng loại thuốc và liều lượng kịp thời và nhanh chóng.
- Lên giàn: Lúc cây ra đên 5-6 lá thật, xuất hiện tua cuốn: tạo giàn cho cây bằng những vật liệu đơn giản như cây tre khô, dây thép gai,… Giàn cao từ 1,2 - 1,6m. Sau khi cắm chắc giàn, dùng dây nilon mảnh buộc cố định ngọn cây.
4. Thu hoạch
Sau hơn 35 ngày gieo trồng thì chúng ta đã có những trái dưa tươi ngon, hấp dẫn nhất. Bạn có thể sẵn sàng để thu hoạch, sử dụng.